Nguyệt San Số 3


Quê Ngoại .
Tác giả: Hàn Ni
Thể loại: Truện ngắn   

Tôi còn nhớ rỏ năm mùa hè, năm lên 17. Mùa hè phượng đỏ phủ lên ngôi làng Tây Trì là quê ngoại tôi... Có lẽ chưa có hè năm nào tôi được về thăm ngoại, bởi tôi còn quá nhỏ và đi đường xa dễ bị chóng mặt buồn nôn. Thế nên đến năm lên lớp mười một, mẹ mới quyết định đồng ý cho tôi về thăm ngoại một lần và đó cũng là ước mơ của tôi bấy lâu nay.

         Làng Tây Trì thuộc xã Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị. Dẫn vào làng là những ngõ trúc quanh co, sâu hút như tranh vẽ. Ngày tôi về thăm ngoại, những chú chim non ríu rít trên ngọn trúc như đón chào. Tia nắng ban trưa luồng qua kẻ lá rọi xuống mặt đường sáng loáng và rực rỡ. Khung cảnh đầu tiên đập vào mắt, đã làm cho tôi muốn ở đây mãi mãi. Nhà ngoại tôi ở ngay cuối ngõ đầu làng, bao quanh ao sen xanh mát của cô Ba. Một ngôi nhà nhỏ với mái ngói, tường gạch thoáng mát và rộng rãi. Khung sân trước rộng lót gạch xung quanh những ngọn cau cao vút, là địa điểm thân quen cho bọn trẻ làng chơi ô ăn quan. Ngày đầu tiên tôi về đến, bọn con nít trong xóm chạy ra mừng rỡ người khách lạ. Tôi nở ngay nụ cười thân thiện trên từng khuôn mặt thơ ngây của chúng. Khuôn mặt trong sáng, thật thà của trẻ con làng Tây Trì tôi thấy yêu mến làm sao!!
      Ngoại tôi ở với dì Ba là em của mẹ.Dì Ba chỉ có mỗi đứa con gái là Thương, nó lớn hơn tôi một tuổi nhưng cũng phải gọi tôi bằng chị. Ngay hôm tôi về quê, Thương đã nhanh nhảu kéo tôi ra sau vườn hái ổi sẻ. Từng trái ổi sẻ nhỏ nhưng thật ngọt. Đúng là cây nhà lá vườn, tuy giản dị đơn sơ nhưng chứa chan tình quê hương, đi đâu cũng khó lòng quên được.! .Thương học 12. Đối với trẻ con làng Tây Trì, rất nhiều học sinh chỉ học đến lớp 5, còn lại là ở nhà phụ cha mẹ ra đồng cày cấy. Chỉ có những gia đình khá giả hơn thì được học một cách đàng hoàng. So với dân thành phố, chúng tội nghiệp và thiếu thốn. Trông những chú bé chỉ chừng 4, 5 tuổi dắt trâu ra đồng, tôi ước gì mình có một kho tàng thật lớn đem đến cho trẻ thơ được học hành no đủ. Nhưng đó chỉ là ước mơ xa vời trong tương lai một đứa con gái 17. Còn giờ đây, tôi chỉ biết nhìn chúng bằng con mắt thương hại và buồn phiền...

          Làng Tây Trì có biết bao nhiêu là chốn lạ mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến. Ngay ngày hôm sau, Thương đã dẫn tôi đến bến Thanh Niên, nơi tụ họp lí tưởng để tắm sông vào những ngày oi bức. Đang còn nằm trên chiếc sập đọc sách vào ban trưa, Thương bỗng chạy vào nhà và nói với tôi:
- Chị Ni! Chị đi tắm sông với em không?
Tôi ngạc nhiên trố mắt:
- Đi tắm sông? Tắm ở đâu chứ?
- Ở bến Thanh Niên đó, em dẫn chị đi!
- Nhưng chị không biết bơi?
- Không sao, mình tắm chỗ cạn thôi. Đi chị nhé?
      Lời mời của Thương cũng thật là thú vị. Những năm tháng sống ở thành phố, có lúc nào tôi được chìm mình vào dòng sông miền quê. Vậy là tôi đồng ý liền.
      Tôi cùng Thương men theo lối bờ ruộng, hai bên là những chùm hoa trinh nữ mắc cở và e thẹn khi bàn chân vô tình dẫm phải. Chúng như giương mắt nhìn và hỏi tôi: "Cô là ai và từ đâu đến?". Xa xa những bông hoa mâm xôi tim tím ẩn hiện sau tán lá cũng lặng nhìn từng bước chân. Đi được một lát, tôi đã thấy bàn chân đau nhói vì sỏi đá và gai mắc cở. Chỉ vì phải cởi dép mới đi được ven bờ ruộng trơn tuột và dễ té. Thế là quãng đường đến bến Thanh Niên đối với tôi thật xa và khó khăn, nhưng đó cũng là một kỷ niệm khó quên, cho tôi thấy được sự đơn sơ nghèo khổ của người dân quê. Ngày này qua tháng nọ, cũng với đôi bàn chân chai mòn, họ cật lực kiếm sống bằng biết bao công lao và nước mắt. Bến Thanh Niên là một con sông dài uốn khúc. Cái tên nghe thật lạ do người dân quê đặt chỉ vì đó là con sông dành cho thanh thiếu niên trạc tuổi như tôi. Mặt sông rộng và sâu hơn những khúc sông khác. Tùy vào chỗ cạn sâu và diện tích mặt sông mà người dân nơi đây đem đến cho chúng từng cái tên ngộ nghĩnh. Bến Thanh Niên, bến sông Con, bến sông Cả. Tôi và Thương vừa đến bến đã thấy đông đảo người trong làng. Một số thanh niên thì gánh nước. Các cô gái mang áo bà ba tím giặc áo quần bên các vách đá. Bên kia khúc sông, con nít vui chơi tắm lội thỏa thích, tôi mới biết được đó là bến sông Con. Cuộc sống của người dân nơi đây đem lại cho tôi nhiều suy nghĩ. Có lẽ khung trời trước mắt họ luôn là một màu xanh trong sáng và bình dị. Cuộc đời họ vẫn mãi gắn liền với mảnh đất này, với con sông dài màu mỡ phù sa, với những cánh đồng bạt ngàn lúa chín và bầy trâu cày hằng ngày, cùng biết bao thiếu thốn và vất vả. Người dân quê là thế, thật thà và gần gũi, giản dị và đơn sơ. Đã đem đến cho tôi lòng yêu miền quê tự lúc nào...
       Đang còn mải mê với những dòng suy nghĩ, đột nhiên Thương kêu lên:
- A kìa! Đình! Cậu đi gánh nước hả?
      Thì ra là Thương nhận ra người quen trong làng, tôi cũng dõi mắt theo cuộc trò chuyện.
- Ừ. Mà Thương ra đây làm gì? Không giặc áo quần sao?
- Không. Thương dẫn chị Ni ra xem bến Thanh Niên. Chỉ ở Sài Gòn mới về! Chị đứng sau lưng Thương nè!
       Đình chợt nhìn qua tôi và gật đầu chào. Tôi ngượng ngùng và cũng đáp chào lại với nụ cười mỉm. Đình bận chiếc áo sơ mi cũ và chẳng đi dép. Điều đặc biệt cũa người dân nơi đây là họ đi lại chĩ bằng đôi chân trần. Nhưng dù ăn mặc không trang hoàng, không lộng lẫy như chốn phồn hoa đô thị, nhưng trong họ cũng như trong Đình đều hiện lên một vẻ hiền hòa và chân thật. Thương chơt nhìn sang tôi và nói:
- Chị! Đây là Đình người trong làng. Cậu ấy hay giúp em gánh nước phụ mẹ lắm.
Tôi quay sang nhìn Đình, gật đầu:
- Chào Đình
         Ánh mắt Đình nhìn tôi chăm chú, anh nở ngay nụ cuời thân thiện đầu tiên trên khuôn mặt chất phát của mình, rồi lại chợt cúi xuống như bỡ ngỡ. Điều đó tôi cảm nhận đuợc chỉ qua những bản tính của nguời dân quê thật thà và khó dấu kín cảm xúc.
       Thế là cả ba chúng tôi cứ mải miết trò chuyện cho tới khi bến sông chỉ còn lác đác vài bóng người. Tôi cùng Thuơng đã chia tay Đình để trở về nhà.  Trong  cuộc trò chuyện, Đình có nhả ý mời tôi đến nhà anh để thuởng thức những trái cây trong vườn.Và tôi thích lắm, thế là đồng ý ngay. Trên đường về nhà, Thuơng giới thiệu với tôi:
- Nhà Đình trồng nhiều trái cây lắm, nào là ổi, xoài, chôm chôm, nhãn.  Đó là khu vuờn uớc ao của bon trẻ con trong làng. Chị Ni đựơc mời đến là thật vinh hạnh đấy!
- Thôi mà, lâu lâu chị mới về có một lần nên nguời ta tiếp đãi vậy thôi. Thuơng thật là....
       Nói đến nhà Đình, tôi cũng lấy làm áy náy vì chẳng có món quà gì ở thành phố biếu tặng. Chỉ có mấy cuốn sách khoa học tôi đem theo để đọc những khi nhàn rỗi. Tôi bèn nghĩ ra cách là làm thơ về vẻ đẹp của quê Tây Trì để tặng Đình. Tôi nghĩ làm cách này món quà mới có ý nghĩa và không bao gìơ phai đựơc. Chiều đến tôi quyết định đến nhà Đình và trong tay không quên mang theo bài thơ vừa được hoàn thành. Ven theo con đuờng mòn mà Thương đã chỉ dẫn, xa xa thấp thoáng cây phựơng già đỏ rực ở nhà Đình. Hai bên lối đi là những trảng cỏ may xanh ngút mắt. Mới đi một quãng ngắn, hai ống quần tôi đã ghim đầy những cánh hoa tim tím li ti. Tôi chẳng buồn gỡ, cứ lầm lũi băng qua lối mòn, hướng về phía tàng phượng đang cháy lập lòe trước mắt. Căn nhà gỗ của Đình đơn sơ và nghèo khổ. Chỉ bằng những tấm ván cũ kỷ chắp lại để chắn gió, che mưa. Lòng tôi chợt dâng lên niềm cảm xúc khó tả. Bỗng thấy thoáng bóng tôi trước sân, Đình vội chạy ra và tươi cuời nói:
- Ni vào nhà chơi!
      Tôi nhoẻn miệng cuời chào Đình rồi lủi thủi buớc đi sau lưng anh vào nhà. Khu sân trước nhà Đình rộng cả hơn nhà ngoại tôi. Ngoài cây phuợng già rực rỡ, còn thêm những giàn hoa thiên lý và dâm bụt. Chúng càng tô đậm thêm cho màu hoa phuợng mùa hè đỏ rực cả một góc trời.

         Tôi còn đang phân vân không biết mở lời tặng món quà như thế nào. Suy nghĩ hồi lâu tôi cất tiếng nói:
- Ni ở thành phố về không có đem quà gì biếu tặng cả. Chỉ có bài thơ hôm qua Ni mới làm, coi như món quà tặng anh để làm kỷ niệm. Đình đừng giân Ni nhé!
        Đình tỏ vẻ e ngại và cúi đầu đáp:
- Không có gì đâu, cám ơn Ni..
      Cầm bài thơ tôi trao nhưng sao Đình có vẻ lúng túng. Anh nguợng ngập một hồi lâu rồi gấp tờ giấy bỏ vào túi. Tôi thúc anh:
- Sao Đình không đọc thử xem? Hay bài thơ Ni viết có gì lạ chăng?
      Đình ấp úng trả lời:
- Không...Không có gì cả...Tối Đình sẽ đọc.
- Ừ, anh đọc và cho Ni lời nhận xét nhé. Từ trước tới nay Ni không bao giờ viết thơ, hôm nay nhân dịp đặc biệt, Ni viết thơ về làng Tây Trì tặng Đình đấy.
      Đình nhìn tôi và không nói gì. Phải chăng có điều gì đó đang còn ẩn hiện sau ánh mắt kia? Tôi cũng chợt lặng thinh.
Thế là buổi chiều hôm đó, tôi đuơc Đình mời rất nhiều món trái cây trong vừơn. Đuợc biết ba của Đình là nguời có tay nghề cao và lâu năm trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả. Điều đó làm cho Đình lúc nào cũng tự hào về nguời cha thân yêu. Tôi nghĩ rồi mai đây, anh cũng sẽ kế thừa những tinh hoa ấy và tiếp tục sự ngiệp của cha. Tối về nhà, tôi nhanh chân tìm gặp Thương và hỏi chuyện:
- Thuơng nè, hồi chiều chị có tặng Đình bài thơ do chị sáng tác nhưng Đình tỏ vẻ không vui... Chị cũng không hiểu tại sao?
      Thuơng chợt thở dài rồi lên tiếng:
- Sao chị không nói trước với em rồi hãy làm? Đình không biết đọc chữ....
       Nói rồi ánh mắt Thương nhìn ra ngoài sân. Có lẽ nó cũng như tôi, buồn phiền và thất vọng. Chỉ vì cảnh đời xã hội, chỉ vì cuộc đời nghèo đói, họ như ẩn mình trong một khuôn khổ của sự thiếu thốn, không còn lối thoát ra. Tôi hối hận khôn xiết, có lẽ việc làm của tôi đã gây tổn thương cho Đình. Nhưng Đình vẫn cố làm ngơ bằng nụ cười hồn nhiên của mình. Sáng sớm hôm sau, tôi rủ Thương ra chợ Tây Trì mua một số vở và viết. Tôi muốn dạy cho Đình đọc đựơc chữ, để có ngày anh vui vẻ đọc đuợc bài thơ tôi tặng một cách hạnh phúc và không còn sự e thẹn. Tôi vượt qua cầu tre và hồi hộp đặt chân lên con đường nhỏ rợp bóng sầu đông dẫn về nhà Đình. Với lòng hân hoan vui suớng vì có lẽ điều này sẽ làm anh rất bất ngờ. Vừa gặp Đình tôi nói:
- Ni xin lỗi anh vì ngày hôm qua...
       Đình hỏi với giọng thắc mắc:
- Xin lỗi về điều gì?
- Ni không biết anh không biết đọc chữ nên....
        Đình chợt cúi gầm mặt xuống đất. Có lẽ lời nói của tôi đã có phần chạm đến lòng tự aí của anh. Tôi vội cầm quyển vở cùng chiếc bút xoè ra trước mặt Đình và nói:
- Tặng anh nè! Ni sẽ dạy anh đọc chữ!
      Đình rụt rè lên tiếng:
- Như vậy thì làm phiền Ni...
- Không sao cả, Ni lại cảm thấy hạnh phúc vì đuợc giúp đỡ anh mà! Rồi Ni hỏi xác định:
- Đình đồng ý nhé!
       Vậy là, mỗi chiều đến tôi lại tới nhà Đình, dạy cho anh đọc đươc 24 chữ cái và ghép vần các chữ lại với nhau. Sau một tuần học. Đình đã biết ghép các vần đơn giản và đọc bập bẹ như những đứa trẻ vào lớp 1. Những lúc nhàn rỗi, tôi lại nhìn ra ngoài sân, cành phượng vẫn đỏ chói chang. Người ta gọi hoa phượng là hoa học trò. Nhưng với Đình và nhiều đứa trẻ khác ở làng Tây Trì, lời ví von đó không đúng chút nào. Với chúng, mùa hè thật xa lạ. Đó chỉ là mùa nắng cháy trên những cánh đồng khô nẻ chân chim.
       Hôm đó, vừa dạy xong, tôi ra ngồi cạnh gốc phượng trước sân, vừa lơ đãng ngắm mây bay vừa nghĩ ngợi vẩn vơ. Tôi nhìn theo những đám mây mùa hè đang lững lờ trôi về hướng thành phố và buồn bã nghĩ đến ngày chia tay sắp tới. Còn không đầy một tháng nữa, mùa hè sẽ chấm dứt. Tôi sẽ phải về lại thành phố để tiếp tục đi học. Từ đây đến đó, tôi sẽ cố gắng dạy cho Đình tập viết. Hẳn anh sẽ viết được. Tôi vừa nghĩ vừa mừng thầm trong lòng. Thế là mùa hè này của tôi năm nay thật có ý nghĩa. Tôi sẽ không bao giờ quên những ngày tháng ở quê. Đuợc nhìn những cảnh đời, đuợc đem đến niềm vui cho Đình.... Sẽ mãi mãi không quên....Không biết anh có hiểu ý tôi không mà buớc ra sân, đến sau lưng tôi, khẽ hỏi:
- Ni làm gì vậy?
- Ni ngồi chơi thôi...
- Sao Đình thấy Ni buồn buồn..
- Ừ...Sắp hết hè rồi, Ni phaỉ về lại thành phố.
      Đôi mắt Đình chợt tròn xoe và long lanh... Có lẽ anh cũng buồn như tôi chăng?  Rồi chúng tôi cùng huớng mắt về phía chân trời xa. Nhìn ngắm những đàn  cò trắng đang bay về tổ ấm. Nhìn những đám mây đang ửng hồng như lòng ai? Xa xa thấp thoáng dãy núi trập trùng tím biếc. Tâm hồn tôi sao buồn và hiu quạnh quá. Tôi lên tiếng hỏi:
- Đình đang nghĩ gì thế?
- Đình nghĩ đến những ngày sắp tới. Không có Ni, hẳn sẽ rất buồn.
- Ni cũng buồn lắm, nhưng mà Ni cũng đã đuợc toại nguyện, vì sắp tới đây anh có thể đọc đuợc bài thơ mà lần đầu Ni tặng cho Đình.
         Đình nhìn qua tôi và mỉm cuời. Nụ cuời thật thà và hồn nhiên.
- Đình không biết nói gì để cảm ơn Ni
- Sao lại cảm ơn. Chúng mình mãi là bạn thân của nhau mà!
       Đúng vậy, chúng tôi đã là bạn thân của nhau từ lúc nào không hay. Nhưng tôi biết một điều là tình bạn ấy sẽ mãi bền lâu theo thời gian. Tôi nở nụ cuời thật tuơi và nhìn vào Đình. Rồi chúng tôi trở vào nhà và tiếp tục những giờ học.
       Quanh đi ngoảnh lại thì tháng 8 đã đến. Ngày mai tôi phải xách chiếc vali rời xa ngôi làng mộc mạc đầy kỷ niệm này. Không biết khi nào tôi sẽ quay trở lại nhưng chắc chắn một điều là tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh của làng với những chú bé dắt trâu ra đồng trong buổi bình minh, những con sông dài và uốn khúc, nụ cuời thân thiện của biết bao nguời dân nơi đây... Tất cả sẽ là dấu ấn trong tâm hồn tôi. Nó còn là dấu ấn của tôi khi tôi đã đem đến cho Đình niềm hạnh phúc. Giờ đây Đình đã có thể viết và đọc đuợc chữ. Tôi cũng như Đình đều hạnh phúc và sung suớng tột cùng. Hôm tôi rời làng, xa ngoại, tôi chẳng nói cho cho Đình biết. Có lẽ Đình sẽ giận tôi lắm, nhưng còn hơn là nhìn thấy sự ra đi trong buồn bã. Tôi không muốn Đình thất vọng, cứ để nguời bạn đi xa trong ký ức. Tôi quay nhìn lại con đuờng đất đỏ mịn màng uốn khúc dẫn vào làng. Con đuờng như xa vạn dặm, chán chê. Chỉ còn mình tôi duới tàn hoa phuợng mùa hè đỏ rực. Tôi tự nhủ rằng chẳng biết khi nào đuợc về lại quê ngoại, đuợc nghe tiếng cuời đùa của Thương và Đình, đuợc nhìn ngắm những cánh đồng mà phù sa của con sông bồi đắp thêm màu mỡ. Tôi đang suy nghỉ, chợt đằng sau có tiếng gọi:
- Chị Ni ơi!
       Thương chạy chiếc xe đạp, hớt hãi đến bên tôi và nói:
- Đình gửi cho chị bó cỏ may và mẫu giấy này..
       Có lần tôi đã nói với Đình là tôi rất thích cỏ may. Nhưng giờ anh đem đến cho tôi cỏ may làm gì cho ghim vào lòng nỗi xót xa. Tôi vội mở mẫu giấy nhỏ và đọc mà lòng không kiềm chế đuợc nuớc mắt. " Cảm ơn ni....". Một cảm xúc dâng từ lòng tôi:Tây Trì ơi! Tôi mãi yêu mến../.

Hàn Ni